Cây Hoàng Đàn

Rate this post

Cây Hoàng đàn có tên khoa học là Cupressus tonkinensis D. Don (tên khác là Cupressus tonkinensis Silba), thuộc họ Trắc bách diệp – Cupressaceae. Phân bố hẹp ở các dải núi đá vôi cao chót vót chạy từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Hoàng đàn còn có ở Thạch An (Cao Bằng), Na Hang (Tuyên Quang), nhưng hoàng đàn tập trung lớn nhất, lượng tinh dầu nhiều nhất là ở vùng núi đá vôi Hữu Lũng (Lạng Sơn). Hoàng đàn là nguồn gen quý hiếm, loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam(1996, 2007) và Danh mục Động thực vật rừng nguy cấp quý hiếm nhóm I (nhóm IA) trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Cây Hoàng Đàn,cây hoàng đàn,Cupressus tonkinensis Silba, hình ảnh cây hoàng đàn, cây hoàng đàn mọc tự nhiên, Cupressus tonkinensis D. Don, cay hoang dan, họ trắc bách diệp, họ Cupressaceae, tinh dầu hoàng đàn, gỗ hoàng đàn, tinh dầu cây hoàng đàn,
 
Hiện nay, ở Lạng Sơn hiện chỉ còn 82 cây Hoàng đàn của 44 hộ gia đình và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên trồng từ năm 1990 tại xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Vạn Linh (Chi Lăng). Những cây trên đều có chiều cao từ 2 đến 5m và đường kính gốc từ 3 đến 16cm.Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 27 cây (trong đó có hai cây đang có dấu hiệu bị chết). Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.

Cây hoàng đàn thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp rất đẹp. Hoàng đàn sinh trưởng rất chậm, khả năng tái sinh bằng hạt kém, dưới tán cây mẹ rất ít khi gặp cây con. Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao khoảng 15 – 20m, có đường kính thân đến 0,5m. Cây có đường kính 0,8 – 1m thì có tuổi thọ hàng trăm năm. Vỏ cây hoàng đàn màu xám nâu, nứt dọc. Bóc bỏ lớp vỏ ra là lớp thịt màu trắng, rồi đến lõi màu vàng, tỏa ra mùi thơm đặc trưng.

Gỗ hoàng đàn thì phần rễ thường giá trị hơn phần thân cây, vì ở gốc rễ phần nhựa hoặc tinh dầu đậm đặc hơn. Tinh dầu hoàng đàn càng nhiều thì khả năng tạo ra tuyết càng dày, càng đậm đặc hơn. Thành phần chính của tinh dầu Hoàng đàn là sabinen (29,34%), α-pinen (25,4%), 4-terpinen (13,91%) và γ-terpinen (5,5%). Khi gỗ hoàng đàn qua thời gian, nếu bị khô kiệt không có khả năng tạo tuyết thì giá trị chỉ còn lại một phần mười giá trị gỗ tươi nhiều tinh dầu. Hoàng đàn là cho gỗ thẳng, có vân gỗ đẹp, chịu mối mọt. Gỗ Hoàng đàn thường sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp.  Gỗ Hoàng Đàn có chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu trong gỗ có tác dụng xua đuổi Gián, Chuột, Nhện và chống mối mọt rất hiệu quả. Mang mùi hương gỗ nồng ấm êm dịu giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng, giúp sảng khoái, tạo cảm giác bình yên, thư thái, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh, giúp tái tạo nâng cao cảm giác hưng phấn.

 
Do việc khai thác quá nhiều từ 30 năm về trước nên Hoàng đàn mọc tự nhiên đã bị tiệt chủng hiện nay chỉ còn những cây gỗ nhỏ tại Hữu Liên. Hoàng đàn cùng với thủy tùng Đắc Lắc, bách vàng, bách xanh, bách tán Đài Loan là những loài cây có nguy cơ tiệt chủng, được gieo trồng và bảo vệ ở Khu bảo tồn thiên nhiên. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao đã làm cho số lượng giảm đi nhanh chóng, có nguy cơ biến mất do vậy rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai.

Một số hình ảnh tham khảo về cây hoàng đàn:

  

 

 

Hiện nay, ở Lạng Sơn hiện chỉ còn 82 cây Hoàng đàn của 44 hộ gia đình và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên trồng từ năm 1990 tại xã Hữu Liên, Yên Thịnh (Hữu Lũng), Vạn Linh (Chi Lăng). Những cây trên đều có chiều cao từ 2 đến 5m và đường kính gốc từ 3 đến 16cm.Hoàng đàn mọc trong tự nhiên được xác định chỉ còn 27 cây (trong đó có hai cây đang có dấu hiệu bị chết). Tất cả các cây mọc tự nhiên có chiều cao vút ngọn và đường kính gốc nhỏ, trong đó chỉ có 6 cây có nón hạt. Theo quy chuẩn, loài Hoàng đàn Hữu Liên được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng.thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp rất đẹp. Hoàng đàn sinh trưởng rất chậm, khả năng tái sinh bằng hạt kém, dưới tán cây mẹ rất ít khi gặp cây con. Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao khoảng 15 – 20m, có đường kính thân đến 0,5m. Cây có đường kính 0,8 – 1m thì có tuổi thọ hàng trăm năm. Vỏ cây hoàng đàn màu xám nâu, nứt dọc. Bóc bỏ lớp vỏ ra là lớp thịt màu trắng, rồi đến lõi màu vàng, tỏa ra mùi thơm đặc trưng.thì phần rễ thường giá trị hơn phần thân cây, vì ở gốc rễ phần nhựa hoặc tinh dầu đậm đặc hơn.càng nhiều thì khả năng tạo ra tuyết càng dày, càng đậm đặc hơn. Thành phần chính của tinh dầu Hoàng đàn là sabinen (29,34%), α-pinen (25,4%), 4-terpinen (13,91%) và γ-terpinen (5,5%). Khi gỗ hoàng đàn qua thời gian, nếu bị khô kiệt không có khả năng tạo tuyết thì giá trị chỉ còn lại một phần mười giá trị gỗ tươi nhiều tinh dầu. Hoàng đàn là cho gỗ thẳng, có vân gỗ đẹp, chịu mối mọt. Gỗ Hoàng đàn thường sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ cao cấp.có chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu trong gỗ có tác dụng xua đuổi Gián, Chuột, Nhện và chống mối mọt rất hiệu quả. Mang mùi hương gỗ nồng ấm êm dịu giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng, giúp sảng khoái, tạo cảm giác bình yên, thư thái, giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng thần kinh, giúp tái tạo nâng cao cảm giác hưng phấn.Do việc khai thác quá nhiều từ 30 năm về trước nên Hoàng đàn mọc tự nhiên đã bị tiệt chủng hiện nay chỉ còn những cây gỗ nhỏ tại Hữu Liên. Hoàng đàn cùng với thủy tùng Đắc Lắc, bách vàng, bách xanh, bách tán Đài Loan là những loài cây có nguy cơ tiệt chủng, được gieo trồng và bảo vệ ở Khu bảo tồn thiên nhiên. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao đã làm cho số lượng giảm đi nhanh chóng, có nguy cơ biến mất do vậy rất cần có định hướng bảo tồn đúng đắn để phục vụ xã hội trong tương lai.

Source: dolatrees.com
Category: Cây

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *