“lúa” là gì? Nghĩa của từ lúa trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

Author:

Category:

(Oryza; tk. lúa nước, lúa gạo), chi cây thân thảo hằng năm, họ Lúa (Poaceae). Cây lương thực hạt cốc chính của các nước Châu Á và của một phần thế giới. Thân cây cao từ 1 – 2 m đến 5 – 6 m (như các giống L nổi và nửa nổi). Bông lúa gồm nhiều chẹn (gié) dài tổng cộng 20 – 40 cm, mỗi chẹn con chỉ đậu một hoa lưỡng tính, có 6 nhị đực. Vỏ trấu đôi khi có râu, bao kín hạt thành một quả dính, thường gọi là “hạt thóc”. Ít khi thụ phấn chéo, trừ trường hợp khí hậu khô. L có nhiều giống (chủng), số giống được lai tạo hay gây đột biến rồi chọn lọc thêm, ngày càng nhiều. Chi Oryza có 28 loài, phổ biến nhất là loài Oryza sativa, gồm nhiều chủng gốc ở Châu Á; sau đó là loài O. glaberrima, trồng hạn chế ở Tây Phi. Người ta cho rằng các chủng O. sativa đều bắt nguồn từ loài L dại (O. fatua) mọc hoang ở Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và bán đảo Đông Dương. L được phân loại: theo thời gian sinh trưởng (L sớm, L muộn); theo chất lượng (L nếp, L tẻ) và hình dáng hạt (hạt tròn, hạt dài); theo nòi địa lí sinh thái: L tiên (O. indica) ở các vùng nhiệt đới ẩm, hạt dài ít dẻo, thân cao; L cánh (O. japonica) hay (O. sinica) ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới, hạt tròn, dẻo; thân thấp; L Java hay bulu ở Inđônêxia tồn tại song song với (O. indica) hoặc theo chế độ nước và điều kiện trồng cấy: L nước có được tưới hay nhờ nước mưa, L nổi hay nửa nổi, L cạn ở ruộng có san bậc đắp bờ hay ở đất nương rẫy.

L chịu được nhiều loại đất, từ nhẹ đến nặng. Ruộng đất cát cho sản phẩm chất lượng cao hơn nhưng rất hao nước. Độ pH đất tối ưu 6,5 (chịu được pH 4,5 – 8). L chịu mặn nhiều hay ít tuỳ theo giống. Yêu cầu sinh thái của L đặc biệt nghiêm khắc về nhiệt độ và chế độ nước. Hạt nảy mầm ở nhiệt độ tối ưu 30 – 35oC, từ 10-13oC hạt không mọc. L trỗ cần 25 – 30oC, thấp nhất 13 – 15oC, cao nhất 50 – 60oC. L đẻ nhánh cần nhiệt độ tối ưu 32oC, thấp nhất 19oC, cao nhất 36 – 37oC. L cần nhiệt: 500 calo/cm2/ngày, nên thường mẫn cảm với chu kì ánh sáng, không trồng ở vùng quá 45o vĩ Bắc (Pháp, Kazăcxtan) và quá 35o vĩ Nam (Urugoay). Mỗi tạ thóc gặt cả rơm rạ lấy của đất 2 kg N, 1 kg P2O5, 1 kg K2O, 0,83 kg vôi. Gạo ngoài công dụng nấu cơm ăn, còn được dùng để nấu rượu và để chế biến làm nguyên liệu công nghiệp thực phẩm và thủ công nghiệp; tấm, cám dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Nghề trồng L trên thế giới hiện nay có nhiều phương thức khác nhau, từ kiểu trồng nguyên thuỷ như ở các vùng nương rẫy Châu Á đạt 8 – 9 tạ thóc/ha đến kiểu trồng tiên tiến đạt năng suất cao (hiện đã đạt 60 tạ/ha/vụ). Ở Việt Nam, L chiếm khoảng 70% diện tích gieo trồng và được trồng chủ yếu trong các vụ chiêm xuân, mùa; gần đây một số địa phương trồng thêm vụ hè – thu. Các giống L được trồng ở Việt Nam hiện nay rất nhiều và rất khác nhau tuỳ từng vùng, từng chân đất. Trong đó chủ yếu là các giống lúa mới có năng suất cao và phẩm chất tốt, các giống L cổ truyền, còn lại không đáng kể trừ một số giống L đặc sản như L Tám, Dự, Nàng Hương, nếp hoa vàng, nếp cẩm, trồng ở một diện tích nhất định.

Source: https://dolatrees.com
Category: Cây

Đàm Minh Đứchttps://dolatrees.com
Tôi là Đàm Minh Đức người đã từng gắn bó và nghiên cứu rất nhiều năm trong ngành nông nghiệp. Trong đầu tôi luôn suy nghĩ về việc trồng cây gì và ăn quả gì để dân tộc Việt Nam bớt nghèo. Dolatrees là một Websites được viết từ những trải nghiệm thực tế và từ cái tâm của mình. Đây là một kênh bạn có thể tham khảo để nâng cao sức khỏe và cuộc sốc của bạn

Read More

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây