RIỀNG

Author:

Category:

  • Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance – họ Gừng (Zingiberaceae); Còn gọi là tiểu lương khương – Cao lương khương…

  • Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ) đã chế biến của cây riềng. Được ghi nhận trong Dược điển của TQ. Quả của cây còn được gọi là Hồng đậu khấu.

  • Mô tả cây: Riềng là một loại thảo, sống lâu năm, mọc thẳng cao 0,8 – 1,5m, thân rễ phát triển ngang, chia thành nhiều khúc không đều, hơi hình trụ, đường kính 1,2 – 2m, màu đỏ nâu, có phủ nhiều vảy. Lá không cuống, có bẹ, phiến lá hình mác dài 20 – 40cm, rộng 1,5 – 2,5cm. Hoa màu trắng, thành chum ở ngọn. Quả hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Mùa hoa quả tháng 5 – 11. Cây riềng mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở nước ta lấy củ làm gia vị và thuốc. Trồng bằng các đoạn thân rễ vào mùa xuân.

  • Bạn đang đọc: RIỀNG

  • Thu hái và chế biến: Có thể thu hoạch củ riềng quanh năm, nhưng vào thời gian thu đông, thì hơn. Đào những đoạn củ già (ở những cây đã trồng trên 2 năm) rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt thành những đoạn 5 – 6cm, phơi khô.. Cũng có thể đồ qua bằng hơi nước rồi mới phơi, sấy cho khô để tránh mọt.

  • Công dụng: Theo Đông y, riềng vị cay, tính ấm vào các kinh Tỳ, Vị. Có tác dụng ôn trung (ấm phần giữa bụng giúp tiêu hóa) trừ hàn giảm đau, trừ gió, chống nôn mửa. Chữa các chứng bệnh: đau bụng do lạnh đau bụng dưới, nôn mửa nước trong, đau loét dạ dày – hành tá tràng (trừ khi bị xuất huyết nặng).

    • Liều dùng: 3 – 6g (sắc hay tán bột uống).

    • Lưu ý: Do nhiệt quá thịnh mà buồn nôn không dùng riềng; Quả riềng gọi là Hồng đậu khấu.

    • Cây hồng nếp gọi là Đại cao lương khương, củ to hơn .
  • Một số bài thuốc ứng dụng:

    • Bài số 1: Chữa đau bụng do hàn, đau bụng dưới, nôn mửa nước trogn: Riềng – củ gấu (hương phụ) lượng bằng nhau, tán bột thêm nước gừng, làm thành hoàn. Mỗi lần uống 4 – 5g, ngày uống 2 – 4lần uống với với nước nóng.

    • Bài số 2: Chữa ngực, bụng đau, đau thắt do hàn, cảm lạnh: Cao lương khương 6g; Hậu phác 10g; Đương quy 10g; Quế tâm 4g; Gừng sống 10g. Sắc uống.

    • Bài số 3: Chữa nôn mửa do hư hàn: Cao lương khương 10g; Phục linh 10g; Đảng sâm 10g; Sắc uống.

  • Bảo quản nơi khô ráo.

  • Phụ chú: Can khương – sinh khương và cao lương khương đều có tác dụng trừ hàn, ôn trung (ấm bụng).

    • Can khương ấm tỳ chữa tả thì tốt .
    • Sinh khương ấm bụng chống nôn thì tốt .
    • Cao lương khương ấm bụng chữa đau bụng tiêu chảy, nôn mửa .

Source: dolatrees.com
Category: Cây

Đàm Minh Đứchttps://dolatrees.com
Tôi là Đàm Minh Đức người đã từng gắn bó và nghiên cứu rất nhiều năm trong ngành nông nghiệp. Trong đầu tôi luôn suy nghĩ về việc trồng cây gì và ăn quả gì để dân tộc Việt Nam bớt nghèo. Dolatrees là một Websites được viết từ những trải nghiệm thực tế và từ cái tâm của mình. Đây là một kênh bạn có thể tham khảo để nâng cao sức khỏe và cuộc sốc của bạn

Read More

Related Articles

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây