Cây cà độc dược vị thuốc dược tính độc mạnh cẩn thận khi dùng

Rate this post
Cây cà độc dược vị thuốc dược tính độc mạnh cẩn thận khi dùng

Tên khác: mạn đà la.
Tên khoa học:Datura metei L. Thuộc họ: Cà – Solanaceae
Thuốc độc-Bảng A.
Bộ phận dùng: hoa (Flos Daturae) và lá (Folium daturae) phơi hay sấy khô cuả cây cà độc dược.

A.Mô tả cây

Ở nước ta có 3 loại cà độc dược: Cây cà độc dược với hao trắng thân xanh, cành xanh (Datura metel L. forma alba), cây cà độc dược với hoa đốm tím, cành và thân tím (Datura metel L. forma violacea) và dạng lai của hai dạng trên.
Các dạng cà độc dược đều là những cây loại cỏ nhỏ, mọc hàng năm, cao từ 1-2m. Toàn thân gần như nhẵn, có nhiều bì khổng. Cành non và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Thân cây có màu xanh, hoặc màu tím, tùy theo dạng. Lá đơn, mọc cách, nhưng gần đầu cành trông như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng dài 9-10cm, rộng từ 4-9 cm, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hai bên của đáy lá không đều nhau. Mép lá ít khi nguyên, thường lượn sóng hay hơi xẻ răng cưa (độ 3-4 răng cưa). Mặt lá màu xanh xám, mặt dưới màu xanh nhạt, gân chính và phụ màu xanh, hoặc tím tùy theo dạng. Cuống lá dài 4-8cm. Mặt lá lúc non có nhiều lông, sau rụng dần. Hoa đơn mọc ở kẽ lá, cuống lá đài 1-2cm. Khi hoa héo, một phần còn lại trưởng thành với quả giống hình cái mâm. Loại hoa tím có đốm tím ở trên. Quả hình cầu mặt ngoài có gai, đường kính chừng 3cm, khi non có màu xanh, khi chín có màu nâu. Quả khi già, nứt theo 3-4 đường hay nứt lung tung ở phía trên. Hạt rất nhiều, hình trứng, dẹt, màu vàng đen, dài 3-5mm, dày 1mm. ở cạnh có nhũng vân nổi lên.

B.Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam, Campuchia, Lào để làm cảnh và làm thuốc. Thường mọc hoang ở những noi đất hoang, đất mùn, hơi ẩm. Nhiều nhất ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Lá cây khi sắp và đang ra hoa (từ tháng 4-5-6 đến hết tháng 9-10). Hoa hái vào các tháng 8-9-10.

C.Thành phần hóa học

Trong lá, hoa, hạt và rể cà độc dược có chứa chất hyoxin hay scopolamin C17H21N04. Ngoài ra còn có hyoxyamin và atropin C17H21N03 (atropindl. hyoxynmin).
Tỷ lệ các ancaloit trên thay đổi tùy theo bộ phận và tùy theo thời kỳ thu hái. Thường trong lá là 0,10-0,50%, có khi tới 0,60-0,70%, trong rễ 0,10-0,20%, trong hạt 0,10-0,50%, trong quả 0,12%, hoa 0,25- 0,60%.

D.Tác dụng dược lý

Tác dụng của cà độc dược là tác dụng của hyoxin và của atropin.
1. Atropin làm cơ vòng của mắt dãn ra, nên đồng tử dãn. Nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Sự tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ngừng lại.
Làm nở khí đạo khi khí đạo bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích. Lúc bình thường, atropin không tác dụng. ít tác động trên nhu động ruột và co thắt ruột.
Liều độc atropin tác động lên não làm say có khi phát điên, hô hấp tăng, sốt, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.
2. Tác dụng của hyoxin gần giống atropin, nhưng làm dãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn. Khác với atropin, là khi ngộ độc thì hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích. Vì vậy hyoxin được dùng ở khoa thần kinh để chữa cơn co giật của bệnh Pakinxon, phối hợp với atrpin để chống say phi cơ hoặc tàu thủy, làm thuốc dịu thần kinh.

Trong lá, hoa, hạt và rể cà độc dược có chứa chất hyoxin hay scopolamin C17H21N04. Ngoài ra còn có hyoxyamin và atropin C17H21N03 (atropindl. hyoxynmin).Tỷ lệ các ancaloit trên thay đổi tùy theo bộ phận và tùy theo thời kỳ thu hái. Thường trong lá là 0,10-0,50%, có khi tới 0,60-0,70%, trong rễ 0,10-0,20%, trong hạt 0,10-0,50%, trong quả 0,12%, hoa 0,25- 0,60%.Tác dụng của cà độc dược là tác dụng của hyoxin và của atropin.1. Atropin làm cơ vòng của mắt dãn ra, nên đồng tử dãn. Nhãn cầu dẹt lại, áp lực mắt tăng lên. Sự tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị, dịch ruột ngừng lại.Làm nở khí đạo khi khí đạo bị co thắt và phó giao cảm bị kích thích. Lúc bình thường, atropin không tác dụng. ít tác động trên nhu động ruột và co thắt ruột.Liều độc atropin tác động lên não làm say có khi phát điên, hô hấp tăng, sốt, cuối cùng thần kinh trung ương bị ức chế và tê liệt.2. Tác dụng của hyoxin gần giống atropin, nhưng làm dãn đồng tử trong thời gian ngắn hơn. Khác với atropin, là khi ngộ độc thì hyoxin ức chế thần kinh nhiều hơn là kích thích. Vì vậy hyoxin được dùng ở khoa thần kinh để chữa cơn co giật của bệnh Pakinxon, phối hợp với atrpin để chống say phi cơ hoặc tàu thủy, làm thuốc dịu thần kinh.

E.Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ cà độc dược vi cay, tính ôn có độc, vào kinh phế. Có tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn. Nước sắc dùng rửa những nơi da tê dại, hàn thấp, cước khí,uống trong dùng chữa kinh sợ, cuộn thành thuốc lá hút chữa ho do hàn. Những người thể lực yếu không dùng được.
Cà độc duợc được dùng để chữa ho, hen, chống co bóp trong bệnh loét dạ dày, say sóng hoặc nôn mửa khi đi máy bay. Dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức. Dùng dưới hình thức bột lá hay bột hoa, hoặc dùng lá hay dùng hoa phơi khô, thái nhỏ để hút như thuốc lá-liều hút: ngày l-l,5g. Nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải thôi ngay. Còn dùng dưới hình thức rượu 1/10 ( ngày dùng 0,5-3g rượu cho người lớn, 0,10g=v giọt cho trẻ em). Cà độc dược còn dùng làm nguyên liệu để chế hyoxin.
Đơn thuốc lá chữa hen
Hoa hoặc lá cà độc dược phơi khô thái nhỏ, 1 phần, kali nitrat 1 phần, cho vào giấy cuộn thành điếu thuốc lá. Ngày hút 1-1,5g vào lúc có cơn hen.

Tủ đông sài gòn giá rẻ giao hàng ngay trong ngày

Source: dolatrees.com
Category: Cây

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *